Phòng ngừa Hội chứng ống cổ tay

Những thông tin y khoa của Wikipedia tiếng Việt chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế ý kiến chuyên môn. Trước khi sử dụng những thông tin này, đề nghị liên hệ và nhận sự tư vấn của các bác sĩ chuyên môn.

Để phòng ngừa hội chứng ống cổ tay, nhiều chuyên gia, bác sĩ, những người am hiểu đã đưa ra những kiến nghị như sau:

Để phòng ngừa hội chứng ống cổ tay, các cơ bắp cần phải có nhiều thời gian để nghỉ ngơi thư giãn. Ngoài ra cần xoa bóp cổ tay để có thể phục hồi khả năng tuần hoàn máu cho các nhóm cơ của vùng cổ tay, tăng tưới máu cho các nhóm cơ vùng vai, cổ, tay. Hay thực hiện pháp vật lý trị liệu, bấm huyệt, châm cứu để được điều trị. Sử dụng thuật châm cứu có thể giúp giảm đau do hội chứng ống cổ tay hiệu quả hơn cả là nắn xương khớp với sự tác động tới cả cơ, xương và các khớp, dây chằng, giúp giảm áp lực cho cổ tay, bàn tay, các ngón tay, cũng như vai, cổ và lưng trên.

Làm động tác khởi động cổ tay (và toàn thân nếu được) trước khi lao động đối với các công việc phải thường xuyên sử dụng động tác lắc cổ tay như: băm, chặt, quay cổ tay để guồng dây câu cá, lái xe máy đi xa... vì khi khởi động như vậy, các cơ và khớp ở cổ tay mới được hoạt động nhịp nhàng, tránh các chứng bong gân, phù nề ở vùng cổ tay. Khi thấy bị tê tay, tê tăng lên khi lao động, lái xe máy, hoặc bị tê khi đang ngủ, tê nhiều ở ngón trỏ và ngón giữa nên đi khám ngay để làm chẩn đoán điện xác định bệnh. Phát hiện và khám sớm để điều trị tê tay sớm có kết quả tốt.

Thường xuyên tập thể dục, nhất là với những người mà công việc bắt buộc phải ngồi nhiều, hoặc phải thực hiện những thao tác lặp đi lặp lại ở cổ tay. Luyện tập tay theo kiểu đơn giản là dùng tay này để mát xa cổ tay kia, nhằm thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm sự tắc nghẽn các dịch lỏng ở khu vực này, xoa nhẹ nhàng từ bàn tay và cổ tay, hướng dần lên nách và vai, cổ, lưng trên. Nên mát xa nhẹ nhàng bàn tay và cánh tay. Đặt tay lên gờ giường khi ngủ. Có thể dùng đá chườm hay dùng túi chườm lạnh để giảm đau ở cổ tay. Luyện tập nhẹ nhàng đầu ngón tay và cổ tay sẽ giúp lưu thông các dịch trong cơ thể, tăng tuần hoàn máu giúp tay cử động dễ hơn.

Khi làm việc nên ngồi ở tư thế đúng, thỉnh thoảng thay đổi tư thế hoặc đứng lên đi lại. Cần lưu ý đến tư thế khi làm việc:

  • Giữ cho bàn tay trên cùng mặt phẳng với cẳng tay
  • Không nắm dụng cụ quá mạnh
  • Không gõ bàn phím quá mạnh
  • Đổi tay nếu có thể được
  • Nghỉ thư giãn mỗi 15-20 phút
  • Giữ tay ấm
  • Không gối đầu trên tay khi ngủ
  • Thư giãn, tránh căng thẳng

Thực hiện một chế độ ăn giàu vitamin, đặc biệt là vitamin B6. Chế độ ăn cân bằng sẽ giúp tránh tăng cân qua nhanh, giúp duy trì lượng muối, đườngmỡ trong cơ thể ở mức tối thiểu. Uống ít nhất 8 cốc nước, ăn ít nhất 5 khẩu phần rau quả mỗi ngày và chỉ ăn một lượng nhỏ protein (thịt, trứng, đậu đỗ...). Ăn nhiều các thực phẩm giàu vitamin B có tác dụng bổ thần kinh. Có thể dùng vitamin B tổng hợp nhưng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng vì nếu quá liều sẽ nguy hiểm.

Các liệu pháp thảo dược như uống trà hoa cúc có tác dụng giảm viêm. Bắp cải xoăn lá xanh sẫm giúp giảm sưng nề (bọc lá cải quanh cổ tay cho tới khi lá chảy nước thì thay lá mới, dùng đến khi thấy tình trạng được cải thiện). Dùng các loại tinh dầu cây bách, hoa cúc để xoa bóp. Nhỏ 2 giọt tinh dầu vào nước ấm hay lạnh tuỳ sở thích rồi dùng khăn nhúng vào nước và bọc quanh cổ tay.

Nếu bị "chửa ngực" thì cần phải dùng loại áo bra dành cho bà mẹ đang cho con bú, trao đổi với bác sĩ chăm sóc về việc mang nẹp tay khi ngủ để giảm thiểu nguy cơ gập tay vô thức trong lúc ngủ. Một nghiên cứu cho thấy việc mang nẹp sẽ giúp cải thiện tình trạng tê bì tay ở đa phần các trường hợp.

Với những nhân viên văn phòng thường ngồi và làm việc với máy vi tính nhiều nên không tránh khỏi những hoạt động lặp ở vùng cổ tay, cần phải thường xuyên tập thể dục, nhất là cánh tay của mình. Khi làm việc cũng cần phải chú trọng tư thế ngồi thật hợp lý.

Nên ngồi làm việc đúng tư thế: ngồi thẳng với cột sống tựa vào lưng ghế, hai vai thả lỏng, hai cánh tay sát thân mình, cổ tay thẳng và hai bàn chân đặt trên sàn nhà. Việc duy trì tư thế đúng, thường xuyên thay đổi tư thế, dành thời gian ngắn giữa giờ làm việc để nghỉ ngơi thư giãn là rất quan trọng, giúp duy trì lưu thông tuần hoàn máu, tránh cơ, dây chằng bị căng giãn quá mức, đồng thời tránh chèn ép dây thần kinh lên vùng cẳng tay và bàn tay.

Ghế ngồi phải vừa tầm, mông cao hơn gối, ghế phải hơi dốc về đằng trước để bàn chân đặt thật vững trên nền nhà, lưng luôn thẳng và hơi ngả ra sau,, tựa thắt lưng vào lưng ghế có ụ nhô ngang thắt lưng (lưng quần), hai chân chấm đất trong tư thế vững vàng nhưng thoải mái hoặc hơi ngả về phía trước bắt đầu từ hông và để luôn giữ được độ cong tự nhiên của phần lưng dưới, hai chân chạm đất với tư thế vũng vàng, thoải mái.

Màn hình vi tính và tài liệu đánh máy để ngang tầm mắt hoặc thấp hơn tầm mắt, giúp không gập cổ khi làm việc và để khi làm việc những ngón tay có thể cong nhẹ hoặc duỗi mà không cần phải vặn cổ tay. Bàn phím máy tính cần đặt thẳng hoặc thấp hơn khuỷu tay, khi sử dụng bàn phím nên di chuyển các ngón tay trong khi cổ tay vẫn giữ thẳng ở thế trung tính. Nếu được, để cổ tay tựa nhẹ lên tấm thảm chuột có một phần nhô lên bằng gel mềm.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hội chứng ống cổ tay http://www.diseasesdatabase.com/ddb2156.htm http://www.emedicine.com/emerg/topic83.htm http://www.emedicine.com/orthoped/topic455.htm http://www.emedicine.com/pmr/topic21.htm http://www.emedicine.com/radio/topic135.htm http://www.icd9data.com/getICD9Code.ashx?icd9=354.... http://www.suckhoecongdong.com/benh-ly-roi-loan/74... //www.nlm.nih.gov/cgi/mesh/2020/MB_cgi?field=uid&t... http://apps.who.int/classifications/icd10/browse/2... http://vnexpress.net/gl/suc-khoe/2004/04/3b9d144b/